Đặc khu kinh tế là gì ?

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc khu kinh tế được thành lập và phát triển mạnh mẽ từ nhiều năm trước. Tuy nhiên tại Việt Nam thì khái niệm này còn khá mới mẻ và chưa nhiều người biết đến. Vậy đặc khu kinh tế là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 

Nội dung bài viết

1.      Cùng tìm hiểu về khái niệm đặc khu kinh tế là gì?

Special Economic Zones – Đặc khu kinh tế được hiểu là các khu kinh tế được thành lập nhằm thu hút sự đầu tư trong và ngoài nước nhằm giúp nền kinh tế phát triển một cách vượt bậc. Điều đặc biệt của đặc khu kinh tế là khu vực này chính là có không gian kinh tế hoàn toàn khác biệt với môi trường kinh doanh – đầu tư thường gặp. Đặc khu kinh tế thường sẽ được hưởng các chính sách vô cùng thuận lợi nhằm tạo ra được một khu vực kinh tế mở và ít chịu những sự ràng buộc về các quy định hành chính. Bên cạnh đó, đặc khu kinh tế hiện nay còn là một sự lựa chọn của nhiều quốc gia muốn mở cửa thị trường để hội nhập quốc tế. Vì vậy đặc khu kinh tế được xem là “phòng thí nghiệm thể chế” đầy triển vọng. Cụ thể, đặc khu kinh tế được hưởng các ưu đãi về các vấn đề như ngoại hối, chế độ hải quan, thị thực, thuế…

Khái niệm đặc khu kinh tế là gì

Đặc khu kinh tế có diện tích rộng hơn các khu công nghiệp hay các khu chế xuất và có địa giới xác định. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 200 đặc khu kinh tế. Lưu ý, ở mỗi quốc gia thì đặc khu kinh tế lại có những tên gọi khác như khu công nghiệp tự do, khu vực kinh tế tự do, khu vực khuyến khích xuất khẩu. Như vậy, bạn cũng có thể hiểu thêm về khái niệm đặc khu kinh tế là gì ?

2.      Đặc điểm nổi bật của đặc khu kinh tế

Câu hỏi đặc khu kinh tế là gì đã được giải đáp, vậy những đặc điểm nổi bật của đặc khu kinh tế là gì?

Đặc điểm của đặc khu kinh tế là gì

  • Các biện pháp khuyến khích để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước: Cơ sở hạ tầng tại các đặc khu kinh tế được đầu tư xây dựng đồng bộ. Vì vậy môi trường sống ở đây đặc biệt lý tưởng cho để sinh sống và làm việc. Môi trường kinh doanh tại đặc khu kinh tế là đặc biệt lý tưởng. Các hoạt động kinh doanh đều có thể phát triển nhanh và tạo điều kiện tốt như giảm thuế, quy chế và các chính sách linh hoạt để thu hút nhà đầu tư dễ dàng. Ngoài ra, đặc khu kinh tế còn sở hữu vị trí chiến lược như cảng biển, cảng hàng không và được nhận hàng loạt chính sách hỗ trợ khác.
  • Cơ chế cũng chính là một đặc điểm nổi bật của đặc khu kinh tế, cụ thể:
    • Được miễn thuế thu nhập cá nhân trong 5 năm và tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.
    • Doanh nghiệp tại các đặc khu kinh tế có thể thuê đất với thời gian lên đến 99 năm.
    • Tại các đặc khu kinh tế sẽ không có hội đồng nhân dân. Thay vào đó, thủ tướng chính phủ sẽ trực tiếp bổ nhiệm trưởng đặc khu để quản lý.
    • Người nước ngoài có thời gian lao động tại đặc khu kinh tế trên 3 tháng có thể tự do mua bán nhà với thời hạn dành cho chung cư là 99 năm và biệt thự có thời hạn vĩnh viễn.
    • Tại đặc khu kinh tế, người Việt có thể đến chơi ở các sòng casino.

3.      Luật đặc khu kinh tế bạn nên biết

Tại Việt Nam, Luật Đặc khu kinh tế được dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5. Trong đó có một số nội dung đáng chú ý như:

  • Điều 16. Ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu:
  • Tại đặc khu Vân Đồn ưu tiên phát triển các ngành, nghề: công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, du lịch và công nghiệp văn hóa, cảng hàng không, cảng biển, thương mại.
  • Tại đặc khu Bắc Vân Phong ưu tiên phát triển các ngành, nghề: công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chính xác, cảnh biển, du lịch, khách sạn, trung tâm thương mại – tài chính.
  • Tại đặc khu Phú Quốc ưu tiên phát triển các ngành, nghề: du lịch, khách sạn, thương mại, hội nghị, triển lãm, quản lý tài sản, y tế, giáo dục, nghiên cứu và phát triển.

Đạo luật đặc khu kinh tế mà bạn nên biết

  • Điều 40: Ưu đãi thuế thu nhập cá nhân:
  • Giảm 50% với số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và và thu nhập từ kinh doanh phát sinh từ đặc khu của cá nhân làm việc tại đặc khu.
  • Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 5 năm, kể từ khi bắt đầu làm việc tại đặc khu nhưng không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh phát sinh từ đặc khu của nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao làm việc tại đặc khu.
  • Điều 58: Tổ chức đặc khu
  • Đặc khu Vân Đồn trực thuộc tỉnh Quảng Ninh; đặc khu Bắc Vân Phong trực thuộc tỉnh Khánh Hòa; đặc khu Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang
  • Địa giới hành chính, diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc do Quốc hội quyết định khi thành lập các đặc khu.
  • Đặc khu có các khu hành chính được xác định theo ranh giới địa lý.

Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về thành lập đặc khu, Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng, tên gọi của các khu hành chính thuộc đặc khu.

  • Trong quá trình phát triển của đặc khu, căn cứ vào quy hoạch đặc khu, diện tích tự nhiên, dân số, tình hình kinh tế – xã hội và yêu cầu quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu trình Hội đồng nhân dân đặc khu thông qua trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh số lượng, việc nhập, chia, điều chỉnh ranh giới và tên gọi khu hành chính thuộc đặc khu.

4.      Những lợi ích được hưởng từ đặc khu kinh tế là gì

Ngoài khái niệm đặc khu kinh tế là gì hay luật đặc khu thì thông tin về những lợi ích được hưởng tại khu kinh tế tự do cũng được rất nhiều người quan tâm. Sau đây là những ưu đãi đặc biệt khi kinh doanh, làm việc tại đặc khu kinh tế:

  • Môi trường kinh doanh thuận lợi với hàng loạt ưu đãi đặc biệt: Chính sách lao động linh hoạt, quy chế lỏng và được miễn giảm nhiều loại thuế.
  • Vị trí chiến lược của đặc khu: Có nguồn lực đầu tư và phát triển hạ tầng, kỹ thuật. Sở hữu cảng biển, cảng hàng không nên thuận lợi cho việc giao thương. Đặc biệt, dễ dàng kết nối với các trục giao thông huyết mạch trong nước và thậm chí là quốc tế. Tất cả những điều kiện này khiến cho đặc khu kinh tế phát triển nhanh, mở ra một thị trường tiêu dùng lớn cho doanh nghiệp.
  • Môi trường sống tốt, hiện đại: Không chỉ có cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển hiện đại, các dịch vụ từ cơ bản đến cao cấp tại đặc khu kinh tế như giáo dục, y tế hay thương mại đều đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Lợi ích của đặc khu kinh tế mang lại

5.      Tổng hợp những đặc khu kinh tế tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có 3 đặc khu kinh tế được chính phủ quy hoạch với những chính sách ưu đãi đặc biệt, đó là: Đặc khu kinh tế Vân Đồn, đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong và đặc khu kinh tế Phú Quốc.

Những đặc khu kinh tế tại việt nam

  • Đặc khu kinh tế Vân Đồn: Là khu vực kinh tế nằm tại tỉnh Quảng Ninh. Vân Đồn được thành lập vào năm 2007 với mục tiêu trở thành khu du lịch sinh thái biển đảo và phát triển các dịch vụ chất lượng cao, là trung tâm hàng không, là đầu mối thông thương với các khu vực trên thế giới.
  • Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong: Bắc Vân Phong nằm tại tỉnh Khánh Hòa và được thành lập năm 2006. Bắc Vân Phong có thế mạnh về du lịch. Ngoài ra, khu vực này còn có cảng nước sâu Đầm Môn giúp việc giao thông giữa các vùng trong khu vực vô cùng thuận tiện.
  • Đặc khu kinh tế Phú Quốc: Đặc khu kinh tế Phú Quốc chính thức được thành lập vào năm 2013. Phú Quốc được khai thác trong lĩnh vực du lịch lữ hành. Theo dự kiến, vào năm 2030 tại Phú Quốc sẽ có 2 khu du lịch phức hợp, 3 khu đô thị lớn, 5 sân golf và 15 khu du lịch sinh thái.

6.  Những thách thức của đặc khu kinh tế tại Việt Nam

Bên cạnh những cơ hội thì đặc khu kinh tế tại Việt Nam cũng phải chịu không ít những thách thức sau:

  • Chính sách giảm thuế vừa là cơ hội nhưng cũng có thể tạo ra sự cạnh tranh dẫn đến tình trạng nhà đầu tư phá vỡ các chính sách. Bởi miễn giảm thuế thực chất chỉ là chính sách đầu tiên để thu hút nhà đầu tư, nếu qua thời gian dài không có những chính sách phù hợp thì tỷ lệ nhà đầu tư ở lại là rất khó.
  • Quyền sử dụng đất lâu dài có thể khiến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và thiếu hiệu quả diễn ra. Thậm chí có thể khiến Việt Nam trở thành nơi “trú chân” của những ngành công nghiệp lạc hậu, gây nhiều hậu quả ô nhiễm môi trường…
  • Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn phức tạp nên khó thu hút nhà đầu tư.

Những thách thức của đặc khu kinh tế tại Việt Nam là gì

  • Môi trường chính sách và kết cấu cơ sở hạ tầng vẫn chưa hoàn thiện. Cơ sở hạ tầng chính cùng môi trường chính sách là điều kiện kết nối bên trong với ngoài đặc khu. Xu hướng của các công ty nước ngoài hiện nay chính là lựa chọn những nơi đã hình thành cụm công nghiệp hay những vùng gần với khu vực sản xuất nông phẩm. Tuy nhiên đây lại là điều mà 3 đặc khu kinh tế Việt Nam chưa có. Nếu không đầu tư được yếu tố này thì các đặc khu như Phú Quốc, Bắc Vân Phong chỉ đơn giản trở thành một đặc khu du lịch nghỉ dưỡng.

Có thể thấy, để 3 đặc khu kinh tế của Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc thì việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách cũng như hành lang pháp lý phù hợp thì mới có thể thu hút được các nhà đầu tư.

7.        Lời kết

Bây giờ thì bạn đã có thể hiểu đặc khu kinh tế là gì cũng như các thông tin liên quan đến vấn đề này rồi đúng không nào? Lợi thế cũng như thách thức của đặc khu kinh tế là luôn tồn tại song song. Vì vậy việc tìm hiểu đầy đủ thông tin về đặc khu kinh tế là vô cùng quan trọng. Qua bài viết viết này, Đức Anh Land hy vọng trong tương lai gần, các đặc khu kinh tế tại Việt Nam sẽ phát triển đúng hướng và mạnh mẽ hơn nữa để đem lại những hiệu quả vượt bậc cho nền kinh tế nước nhà, trở thành những đặc khu tiêu biểu trong khu vực.

TIN TỨC CÙNG CHỦ ĐỀ :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *